Trang chủ Hoạt động đoàn thể Hoạt động các lớp

Cách tổ chức hoạt động nhóm linh hoạt trong lớp học

19/10/2020

Điều lí tưởng nhất là nhóm linh hoạt đã tạo ra một môi trường trong đó học sinh sẵn sàng đối mặt với thử thách để chiếm lĩnh với kiến thức và hợp tác, đồng cảm với người khác. Điều này đặt nền tảng cho sự phát triển của học sinh với tư cách là những cá nhân. Nó thúc đẩy học sinh trở thành một công dân có trách nhiệm, tôn trọng, biết cống hiến.

Việc khuyến khích học sinh hợp tác với các thành viên khác trong lớp góp phần tạo lập nên cộng đồng, gia tăng sự đoàn kết và khiến việc học trở nên tích cực hơn. Tuy nhiên, quyết định xem có nên cho hoạt động nhóm hay không và tổ chức như thế nào, việc đó có thể làm bạn cảm thấy mệt mỏi.

Bởi vì làm việc nhóm có thể là một thách thức và phức tạp, nhiều giáo viên hoặc là tránh không cho hoạt động nhóm hoặc giữ học sinh ở những nhóm cố định. Duy trì các “nhóm cố định” trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng. Họ không có sự điều chỉnh thường xuyên tùy theo mục đích của bài tập và hồ sơ đánh giá học sinh. Điều này có thể tước đi cơ hội cho học sinh được học hỏi và phát triển các mối quan hệ với tất cả các bạn trong lớp.

Ngược lại, nhóm linh hoạt, sắp xếp học sinh một cách có chủ ý và thay đổi thường xuyên tùy theo các trải nghiệm học tập trong một khoảng thời gian tương đối ngắn (ví dụ: một hoặc hai tuần). Hoạt động nhóm kết nối với nhiệm vụ học tập và dựa trên kết quả đánh giá lớp học cũng như các đặc điểm khác của học sinh.

Lợi ích của hoạt động nhóm linh hoạt

Tổ chức tốt hoạt động nhóm linh hoạt có ba lợi thế so với hoạt động nhóm cố định:

  1. Hoạt động nhóm linh hoạt kết nối các học sinh với nhau

Bất cứ khi nào học sinh hoạt động trong một nhóm nhỏ, họ tách biệt với phần còn lại của lớp. Với nhóm linh hoạt, sự tách biệt là tạm thời. Sau một khóa học kéo dài nhiều ngày, nhiều tuần, nhiều tháng, học sinh cộng tác với nhiều người khác theo những cách mới mà không phải thực hiện những buổi hoạt động cả nhóm, cá nhân hoặc tương tác trong một nhóm nhỏ cố định. Hoạt động nhóm linh hoạt củng cố tình cảm trong lớp học.

  1. Hoạt động nhóm linh hoạt đưa học sinh đến với những quan điểm mới và khác biệt

Cũng như người lớn, trẻ em ở mọi lứa tuổi bị lôi cuốn bởi những người giống họ – người chia sẻ quan điểm với họ, có cùng trải nghiệm, sở thích và dường như cùng có sự đánh giá cao với một số thứ. Nhu cầu kết bạn là chuyện bình thường và rất có ích. Tuy nhiên, học sinh có thể rất thoải mái hoặc có xích mích với cùng những thành viên trong nhóm ở trong hoặc ngoài không gian lớp học. Nhóm linh hoạt tách học sinh ra khỏi vùng thoải mái và buộc họ làm việc chung với những người mà họ không thể từ chối để trải nghiệm những mối quan hệ mới.

  1. Nhóm linh hoạt chống lại sự khác biệt

Khi tiến hành hoạt động nhóm linh hoạt giáo viên đã gửi thông điệp mạnh mẽ đến học sinh về vai trò của giáo viên đối với lớp học. Khi được sắp nhóm, hầu hết học sinh sẽ đặt ra các câu hỏi: Ai cùng nhóm với mình? Chúng tôi sẽ làm gì? Họ sẽ làm gì?… Học sinh đang tiến hành một dạng thức kiểm tra “độ cứng của giáo viên” cũng như niềm tin của giáo viên đối với năng lực học tập của học sinh. Nhóm linh hoạt làm đã thử thách người học ở chỗ họ bị sắp xếp làm việc với người khác theo những mục đích của giáo viên. Các nhóm đôi khi được chia dựa trên độ sẵn sàng của học sinh hoặc cấp độ kĩ năng nhưng các thành viên trong nhóm kết nối với nhau dựa trên mối quan tâm, sở thích học tập, trải nghiệm,…

Kế hoạch tổ chức hoạt động nhóm linh hoạt

Chuẩn bị cho hoạt động nhóm linh hoạt không khó hay mất thời gian, tuy nhiên, việc đó cũng cần phải suy xét.

Học sinh có nên ở trong nhóm lớn hay là làm việc theo cặp? Cho tự đọc hay đọc theo nhóm ba? Nhóm bốn người quá to hay quá nhỏ cho trò ghép hình? Học sinh có thể tự chọn nhóm không, hay là giáo viên nên chọn? Có phải cấp độ kĩ năng ảnh hưởng phần lớn đến các bài tập nhóm, hay là sở thích?

Bản Kế hoạch hoạt động nhóm dưới đây trình bày các yếu tố một giáo viên cần cân nhắc trong quá trình lên kế hoạch.

 

Kế hoạch hoạt động nhóm

Mục đích

 

Hoạt động này hướng đến trải nghiệm học tập nào?

·        Luyện tập / vận dụng kĩ năng

 

·        Tìm hiểu nội dung mới

·        Kiểm tra một văn bản, một tài liệu,…

·        Làm dự án

Thời lượng

 

Hoạt động nhóm này diễn ra trong bao lâu?

·        Ít hơn thời lượng một tiết học

 

·        Một tiết học

·        Ít hơn một tuần

·        Nhiều hơn một tuần

Đặc điểm học sinh

 

Những đặc điểm nào ảnh hưởng đến nhiệm vụ hoặc trải nghiệm học tập này?

·        Sự sẵn sàng / Cấp độ kĩ năng

 

·        Hứng thú

·        Phong cách học / tư duy

·        Trải nghiệm

·        Hoàn cảnh

Thành phần tham gia

 

Nhóm gồm các học sinh có đặc điểm giống nhau hay không giống nhau?

·        Giống nhau

 

·        Không giống nhau

Hình thức tổ chức / Quy mô

 

Hình thức tổ chức nào phù hợp nhất với hoạt động học tập? Quy mô như nào thì đạt được mục đích?

·        Theo cặp

 

·        Vòng tròn (6-8 người)

·        Nhóm nhỏ gồm 6-8 người

·        Chia lớp thành các nhóm

Cách thức tiến hành

 

Các nhóm sẽ được tiến hành như thế nào?

·        Do giáo viên chọn

 

·        Do học sinh chọn

·        Ngẫu nhiên

 

Suy ngẫm về hoạt động nhóm linh hoạt

Khi lên kế hoạch tổ chức nhóm linh hoạt, những điều đầu tiên phải cân nhắc là mục đích và thời lượng: học sinh sẽ làm gì trong nhóm, tại sao họ sẽ làm như thế và làm trong bao lâu? Học sinh có cơ hội thực hành hoặc vận dụng một kĩ năng? Tìm tòi kiến thức hay những ý tưởng mới? Phân tích một bài thơ hay dữ liệu trong một bài nghiên cứu? Làm dự án ngắn hay dài hạn? Dù “lí do” là gì thì nó cũng phải phù hợp với hoạt động nhóm – đó là một nhiệm vụ nằm trong hệ thống hơn là đứng riêng lẻ.

Một việc cũng quan trọng không kém là xem xét các đặc điểm của học sinh và thành phần tham gia nhóm. Những đặc điểm nào phù hợp với một nhiệm vụ cụ thể? Học sinh có chênh lệch về trình độ ở một kĩ năng nào đó không (ví dụ: đọc văn bản phức tạp, giải phương trình hoặc thực hành thí nghiệm)? Nếu có thì điều đó sẽ ảnh hưởng đến việc chia học sinh vào các nhóm và cho mỗi nhóm làm việc hướng đến những lĩnh vực mà họ mạnh hoặc yếu về chuyên môn.

Chủ đề bài học có cần hấp dẫn hơn? Có lẽ việc chia nhóm học sinh có cùng hứng thú để tìm hiểu chủ đề sẽ thúc đẩy động lực. Sau khi tìm hiểu bước đầu, học sinh có thể đến các nhóm khác nhau về hứng thú để tìm hiểu sâu hơn. Sự ưu tiên của học sinh trong việc tiếp cận nội dung (ví dụ: đọc, xem video,…) có thể là một cách tạo ra những nhóm giống nhau. Các nhóm không đồng nhất hoạt động tốt khi sự bù trừ về nhận thức và hoàn cảnh – giới tính, niềm tin, những nỗ lực ở ngoài lớp học – là cần thiết.

Hình thức tổ chức hoặc quy mô của nhóm nên liên quan chặt chẽ đến mục đích của nhóm. Chia lớp thành hai nhóm có thể phù hợp với một cuộc tranh luận. Ba hoặc bốn vòng tròn gồm 6-8 học sinh có thể là tối ưu cho việc thảo luận những câu chuyện ngắn mà học sinh chọn theo ý thích. Với bài tập ghép hình, những nhóm nhỏ hơn gồm 3-4 người là tốt nhất. Một phòng thí nghiệm được phân hóa theo mức độ sẵn sàng có thể sẽ phù hợp với làm việc theo cặp.

Một việc nữa cần xem xét đó là ai hoặc điều gì thực sự tạo nên các nhóm. Một mặt, giáo viên luôn là người bao quát được tình hình, kể cả nếu giáo viên quyết định để học sinh tự chọn nhóm hoặc chọn ngẫu nhiên (ví dụ: theo tháng sinh, chiều cao). Trong khi mục đích của nhiệm vụ và đặc điểm của học sinh nên được ưu tiên trước, muốn thực sự tổ chức được hoạt động nhóm linh hoạt, giáo viên phải để mắt đến hình thức tổ chức. Sau khóa học kéo dài nhiều tuần, học sinh nên có cơ hội được làm việc trong nhiều nhóm đa dạng với nhiều thành viên khác nhau.

Nền tảng của nhóm linh hoạt

Việc cho học sinh làm việc nhóm với các bạn khác mỗi tuần không thể ngay lập tức tạo ra mối liên hệ khăng khít giữa các học sinh. Giáo viên phải thực hiện từng bước thận trọng để chuẩn bị cho học sinh làm việc độc lập với các bạn cùng lớp, những người mà họ coi là “bạn” hoặc không.

Để chuẩn bị tinh thần cho việc tổ chức hoạt động nhóm linh hoạt, hãy cho học sinh biết ngay từ đầu năm học đó rằng họ sẽ đổi nhóm thường xuyên. Sau đó, bắt đầu sử dụng nhiều cách thức sắp nhóm ngẫu nhiên đối với các hoạt động ngắn như Nghĩ-Làm việc theo cặp – Chia sẻ (Think – Pair – Share), động não hoặc phản hồi lại câu hỏi / lời nhắc nhở. Dưới đây là một ví dụ có thể được thực hiện trong năm ngày liên tiếp hoặc trong năm ngày của hai tuần.

Làm quen với hoạt động nhóm linh hoạt
Ngày 1 / Nhóm 1Học sinh xếp thứ tự theo ngày sinh (tháng / ngày) và giáo viên chia họ thành các cặp.
Ngày 2 / Nhóm 2Học sinh nhận các thẻ trò chơi và hình thành các bộ ba “phù hợp”
Ngày 3 / Nhóm 3Học sinh sử dụng cùng thẻ trò chơi (hoặc một cái mới) để tạo nhóm bốn “theo số”.
Ngày 4 / Nhóm 4Học sinh tạo nhóm “bốn góc” bằng các đến khu vực phòng tương ứng với món ăn yêu thích của họ: pizza, bánh kẹp, bánh taco hoặc smoothie; họ được chia thành các nhóm ba hoặc nhóm bốn.
Ngày 5 / Nhóm 5Học sinh xếp thứ tự theo bảy màu cầu vồng tương ứng với màu quần áo. Giáo viên cho học sinh ghép cặp: đỏ – tím, cam – chàm, vàng – lam, lục.

 

Khi học sinh đã quen với sự sắp xếp liên tục này, chúng sẽ ít băn khoăn rằng người nào ở nhóm nào và vì sao. Sự chú ý của họ chuyển sang vấn đề làm thế nào để hoàn thành tốt nhất trong nhóm.

Kết luận

Điều lí tưởng nhất là nhóm linh hoạt đã tạo ra một môi trường trong đó học sinh sẵn sàng đối mặt với thử thách để chiếm lĩnh với kiến thức và hợp tác, đồng cảm với người khác. Điều này đặt nền tảng cho sự phát triển của học sinh với tư cách là những cá nhân. Nó thúc đẩy học sinh trở thành một công dân có trách nhiệm, tôn trọng, biết cống hiến.

Theo TS. Jessica Hockett và TS. Kristina Doubet 

(Nguồn: web Táo giáo dục)


Đánh giá:
Tổng số điểm của bài viết là: 0/5 trong 0 đánh giá
Chia sẻ: