Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc tham gia tập huấn sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm lớp 2 – Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống

18/06/2021
Thực hiện sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình, ngày 18/06/2021, Ban giám hiệu và giáo viên trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc đã tham gia buổi tập huấn trực tuyến SGK Hoạt động trải nghiệm lớp 2 – Kết nối tri thức với cuộc sống do nhóm tác giả Lưu Thu Thủy – Bùi Sỹ Tụng (đồng Tổng chủ biên) và Nguyễn Thụy Anh – Nguyễn Thanh Bình (đồng Chủ biên) biên soạn.

 

Giáo viên lớp 2 tham gia tập huấn môn HĐTN 2 – Bộ sách Kết nối tri thức.

 

NHỮNG NỘI DUNG ĐƯỢC CHIA SẺ TRONG BUỔI TẬP HUẤN

      I. Giới thiệu sách giáo khoa và sách giáo viên:

Bộ sách được chú trọng thiết kế các nội dung và hoạt động học tập nhằm tạo mội trường học tập cho học sinh, tạo điều kiện cho học sinh được trải nghiệm, phát huy năng lực của học sinh. Bộ sách bao gồm bộ tài liệu phong phú, hướng dẫn sử dụng và các yêu cầu cần đạt bám sát với định hướng của chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể, giúp quá trình đánh giá của giáo viên được thuận lợi.

Sách giáo viên đi kèm bộ sách cũng được thiết kế đặc biệt: có phần mục tiêu dành cho giáo viên, mục tiêu cho bài dạy và các hoạt động. Bộ sách đã có hệ thống học liệu điện tử rất phong phú: phân phối chương trình, tài liệu tập huấn, hệ thống bài kiểm tra đánh giá.

II. Nội dung:

Trong buổi tập huấn, giảng viên đã giới thiệu tổng quát về sách giáo khoa (SGK), đưa ra những quan điểm biên soạn, ý tưởng chủ đạo xây dựng sách, tính ưu việt của môn học. Đặc biệt là những điểm mới về nội dung, cấu trúc, phương pháp tiếp cận, tính kết nối của bộ SGK. Bên cạnh đó, giảng viên hướng dẫn các phương pháp dạy học tích cực và sử dụng SGK, sách bài tập, phương pháp soạn giáo án, tổ chức dạy học để phát huy năng lực, phẩm chất của học sinh.

    1. Bản chất và đặc trưng HĐTN:
    2. Bản chất HĐTN:

    - Một là thực hiện những nhiệm vụ được giao.

    - Hai là giải quyết các vấn đề thực tiễn phù hợp với lứa tuổi.

    - Ba là chuyển hóa kinh nghiệm thành tri thức mới, hiểu biết mới, kĩ năng mới.

    - Từ đó, học sinh phát huy được tính sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống.

    • Mục tiêu:

    - Một là tạo điều kiện giúp học sinh tiếp cận thực tế nhiều nhất.

    - Hai là học sinh có thể thể nghiệm các cảm xúc tích cực.

    - Ba là hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh.

      1. Giới thiệu tổng quan, quan điểm biên soạn SGK, HĐTN 2:
      2. - Bộ sách đã có sự gắn liền với thực tế cuộc sống của học sinh, phù hợp với nhu cầu và đặc điểm tâm sinh lí của trẻ.

        - Hiểu rõ về nguyên lí cơ bản, bộ sách đã chú trọng sự tham gia của học sinh, đề cao tính tương tác hai chiều giữa cô và trò. Bên cạnh đó, việc bám sát vào thực tế cuộc sống cũng tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình tiếp thu kiến thức. Bộ sách còn chú trọng vào tính khác biệt, trao quyền lựa chọn cho học sinh. Không những thế, quan điểm còn chú trọng tính đa dạng trong các hình thức, phương pháp tiến hành hoạt động, phản hồi và góc độ đánh giá kết quả HĐTN qua các trò chơi; hành động, nhiệm vụ; thảo luận, chia sẻ; hoạt động sau giờ học.

        - SGK HĐTN 2 được biên soạn với quan điểm mở:

        1.  
          1. Cấu trúc SGK và cấu trúc 1 tuần HĐTN:
          2. Mô hình cấu trúc SGK theo định hướng phát triển năng lực là mô hình hoạt động. Điều này phù hợp với Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT.

            Cấu trúc chương trình HĐTN

            Cấu trúc một tuần HĐTN

              1. Những điểm khác biệt nổi bật của SGK HĐTN 2:
              2. - Thứ nhất, bộ sách chú trọng vào những việc làm cụ thể của học sinh.

                - Thứ hai, các phương thức HĐTN đa dạng như phương thức thể nghiệm, tương tác, phương thức nghiên cứu, phương thức cống hiến, phương thức khám phá. Qua đó, học sinh sẽ chủ động khám phá, tiếp cận với kiến thức, kĩ năng mới, tăng khả năng giao tiếp ở trẻ, phát huy được sự sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú của học sinh

                - Thứ ba, HĐTN luôn gắn với chia sẻ, phản hồi và bám sát vào 4 thời điểm của HĐTN:

                - Thứ tư, nhóm biên soạn hướng tới việc xây dựng các hoạt động kết nối với gia đình, xã hội, tạo được sự liên kết, kết nối chặt chẽ giữa cá nhân và cộng đồng.

                  1. Phương pháp triển khai các HĐTN:
                  2. - GV có thể sử dụng phương tiện để hỗ trợ hoạt động của HS như bóng gai, sticker ghi tên HS, sticker quà tặng, thẻ từ, vòng tay nhắc việc…

                    - Các phương pháp thường được sử dụng trong tiết HĐTN là phương pháp quan sát, thảo luận; phương pháp phỏng vấn; phương pháp trình diễn tương tác; phương pháp trò chơi; phương pháp dự án tổ, dự án lớp.

                    Phương pháp dự án tổ

                         Buổi tập huấn đã diễn ra nghiêm túc, đạt hiệu quả cao và đảm bảo công tác phòng chống dịch. Thông qua buổi tập huấn, giáo viên khối 2 đã lĩnh hội các tri thức một cách sáng tạo và đổi mới, phù hợp với định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh.

                    Thu Phương – Ban truyền thông trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc.


            Đánh giá:
            Tổng số điểm của bài viết là: 0/5 trong 0 đánh giá
            Chia sẻ: