Giáo viên trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc tham dự tập huấn sách giáo khoa Mĩ thuật lớp 2

14/06/2021
      Nhằm giúp cho các giáo viên (GV) mĩ thuật tiểu học hiểu rõ những nội dung cơ bản của Chương trình giáo dục phổ thông môn Mĩ thuật ban hành theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và tổ chức thực hiện hiệu quả dạy học môn Mĩ thuật theo sách giáo khoa (SGK) Mĩ thuật 2 mới, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã tổ chức biên soạn Tài liệu tập huấn giáo viên Mĩ thuật 2 bộ sách Chân trời sáng tạo.

 

Sáng nay, 14/6/2021, giáo viên trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc đã tham dự buổi tập huấn trực tuyến SGK Mĩ thuật lớp 2 - Bộ sách Chân trời sáng tạo (Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam) do cô Nguyễn Thị Nhung (Tổng chủ biên) và cô Trần Thị Vân chủ trì. 

MỘT SỐ NỘI DUNG TRONG BUỔI TẬP HUẤN

I. Giới thiệu sách giáo khoa môn Mĩ thuật lớp 2

  1. Quan điểm biên soạn SGK môn Mĩ thuật ở cấp Tiểu học nói chung và lớp 2 nói riêng

  1.1. Quan điểm biên soạn

– Một là, theo định hướng đổi mới giáo dục phổ thông được thể hiện qua các văn bản pháp lí.

– Hai là, bám sát các tiêu chuẩn SGK mới ban hành kèm theo Thông tư số 33/2017

ngày 22 tháng 12 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

– Ba là, theo định hướng của Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và Chương trình giáo dục phổ thông môn Mĩ thuật, với trọng tâm là chuyển từ giáo dục truyền thụ kiến thức sang dạy học hình thành và phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực cho HS.

– Bốn là, theo tư tưởng chủ đạo của bộ sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục và bộ sách Chân trời sáng tạo.

    1. . Cơ sở khoa học và thực tiễn
    2.  

      Cơ sở khoa học

       

      Cơ sở thực tiễn

       

      II. Những điểm mới của sách giáo khoa môn Mĩ thuật lớp 2

      1. Đổi mới về mục tiêu

      SGK Mĩ thuật 2 hiện thực hoá mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông môn Mĩ thuật phù hợp với bối cảnh lịch sử Việt Nam bằng các mục tiêu cụ thể như:

      – Trang bị, bổ sung, những kiến thức về ngôn ngữ cơ bản của nghệ thuật tạo hình để làm cơ sở cho HS hình thành quan niệm và nhận thức riêng về các giá trị thẩm mĩ trong nghệ thuật và cuộc sống.

      – Tạo cơ hội cho HS kết nối các kiến thức trong bài học với thực tế cuộc sống để đáp ứng việc học đi đôi với hành.

      – Khuyến khích HS sử dụng và phối hợp các loại vật liệu sẵn có ở địa phương để thực hiện sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật nhằm phát triển khả năng sáng tạo và giáo dục ý thức về môi trường.

      – Lồng ghép một số ngành nghề thủ công mĩ nghệ truyền thống vào các bài học nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, giúp HS nhận biết thêm vẻ đẹp của quê hương, đất nước mình.

      – Tạo cơ hội tiếp cận và phát huy những thành tựu văn hoá, nghệ thuật của địa phương, đất nước, bồi dưỡng tinh thần yêu quê hương, đất nước ở mỗi HS.

      2. Đổi mới về nội dung

      Mối quan hệ giữa các yếu tố tạo hình và nguyên lí tạo hình trong mĩ thuật

       

      3. Đổi mới về phương pháp dạy học

      Mô hình học trải nghiệm của David Kolb.

       

      4. Đổi mới về đánh giá

      Việc đánh giá trong SGK Mĩ thuật 2 được định hướng nhằm:

      – Cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về các năng lực thẩm mĩ, các phẩm chất cần hình thành ở HS thông qua các hoạt động.

      – Giúp GV điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học, hoạt động trải nghiệm ngay trong quá trình dạy học và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học, giáo dục.

      – Giúp HS có năng lực tự đánh giá, tham gia đánh giá; tự học, tự điều chỉnh cách học; giao tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ.

      – Giúp cha mẹ HS tham gia vào đánh giá quá trình và kết quả học tập, rèn luyện, quá trình hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của con em mình; tích cực hợp tác với nhà trường trong các hoạt động giáo dục HS.

      – Giúp cán bộ quản lí giáo dục các cấp kịp thời chỉ đạo các hoạt động giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá nhằm đạt hiệu quả giáo dục.

       

      III. CẤU TRÚC SÁCH VÀ CẤU TRÚC BÀI HỌC SÁCH GIÁO KHOA MĨ THUẬT 2

      1. Cấu trúc sách giáo khoa Mĩ thuật 2

       

      Mô hình bài học trong sách

      Căn cứ vào đặc điểm tâm, sinh lí và các mối quan hệ cơ bản của lứa tuổi HS lớp 2 như quan hệ với gia đình, với nhà trường, với cuộc sống xung quanh (thiên nhiên, động vật, thực vật, đồ vật, đồ chơi) đồng thời dựa trên các mạch nội dung theo quy định của Chương trình giáo dục phổ thông môn Mĩ thuật, SGK Mĩ thuật 2 được cấu trúc thành 5 chủ đề Đại dương mênh mông, Đường đến trường em, Gia đình nhỏ, Khu rừng nhiệt đới, Đồ chơi thú vị với 18 bài. Cụ thể như sau:

      – 10 bài Mĩ thuật tạo hình, mỗi bài 2 tiết (20 tiết);

      – 6 bài Mĩ thuật ứng dụng, mỗi bài 2 tiết (12 tiết);

      – 2 bài ôn tập (cuối học kì I và cuối năm học) (3 tiết).

       

      2. Cấu trúc chủ đề/bài học trong sách giáo khoa Mĩ thuật 2

      2.1. Đặc điểm của cấu trúc chủ đề, bài học

       

      Cấu trúc bài trong sách

      Đặc thù của môn Mĩ thuật là môn học hướng tới các giá trị về thẩm mĩ, truyền thống văn hoá, lịch sử, kĩ năng thực hành sáng tạo, vận dụng vào thực tế cuộc sống và học tập, khơi dậy cảm xúc tích cực cho HS. Xuất phát từ đặc thù đó, dựa trên yêu cầu của Thông tư 33/2017/TT/BGDĐT và các thành tựu về đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học của Dự án “Hỗ trợ giáo dục Mĩ thuật cấp Tiểu học” những năm gần đây, cấu trúc bài học trong SGK Mĩ thuật 2 được xây dựng như sau

      Các chủ đề trong sách Mĩ thuật 2

       

      2.2. Một số chủ đề/bài học đặc trưng trong môn Mĩ thuật lớp 2

       

      Chủ đề : Khu rừng nhiệt đới.

       

      Cấu trúc đề trong sách Mĩ thuật 2

       

      IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

      1. Những yêu cầu cơ bản về phương pháp dạy học môn Mĩ thuật theo Chương trình mới

      Để việc dạy học đạt được kết quả như mong muốn, GV cần:

      – Tạo điều kiện để HS học qua nhiều kênh.

      – Chú ý đến phong cách học của từng HS.

      – Kết hợp kiến thức của bản thân HS và chiến lược học tập.

      – Xây dựng một môi trường học tập thân thiện, truyền cảm hứng cho HS.

      2. Hướng dẫn và gợi ý phương pháp, hình thức tổ chức dạy học Mĩ thuật

      2.1. Lập kế hoạch quy trình dạy học Mĩ thuật

      – Khi lập kế hoạch và tổ chức một quy trình mĩ thuật, GV cần lưu ý mục đích lớn nhất là phải khuyến khích và tạo cơ hội để HS học được cách tự học:

      + Bắt đầu từ những cái đã biết.

      + Thiết kế và tìm câu trả lời cho những câu hỏi mở.

      + Tạo ra những cảm xúc mới trong điều kiện học tập thực tế.

      + Lấy nguồn cảm hứng và kiến thức từ nhiều nguồn.

      + Điều chỉnh linh hoạt các hình thức thể hiện phù hợp với kiến thức và trải nghiệm mới.

      + Tổng kết và đánh giá những gì HS đã làm.

      2.2. Tích hợp các quy trình mĩ thuật

      Việc thực hiện tích hợp các quy trình mĩ thuật của GV nhằm:

      – Thiết kế các hoạt động dựa trên những gì HS đã biết và những gì liên quan đến sở thích, mối quan tâm của các em.

      – Để HS chủ động trong quá trình học tập.

      – Hướng HS trở thành người chủ động giải quyết vấn đề.

      – Tạo điều kiện cho HS sáng tạo, kiến tạo, hình ảnh hoá và giao tiếp.

      – Hình thành cho HS những kĩ năng cần thiết như: tính toán, viết, đọc, nói, trình bày và làm việc theo nhóm.

      V. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN MĨ THUẬT

      Mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục môn Mĩ thuật là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực và sự tiến bộ của từng HS; giúp HS tự đánh giá sự tiến bộ của bản thân và tự điều chỉnh hoạt động học tập; giúp GV biết được những tiến bộ và hạn chế của HS, từ đó có giải pháp hướng dẫn kịp thời cho HS và điều chỉnh kế hoạch, hoạt động dạy học một cách phù hợp; giúp nhà quản lí hiểu rõ chất lượng giáo dục, làm căn cứ để có những điều chỉnh và nâng cao chất lượng giáo dục; giúp cha mẹ HS hiểu rõ những tiến bộ của con em mình và có những biện pháp phối hợp giáo dục với nhà trường.

       

       Tiết dạy minh hoạ 1 bài trong chương trình Mĩ thuật 

       

      Sau buổi tập huấn, Giáo viên mĩ thuật trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc cảm thấy rất hào hứng và mong muốn sẽ được áp dụng những kiến thức bổ ích này trong việc giảng dạy cho học sinh. Nhà trường cũng tin rằng SGK Mĩ thuật lớp 2 - Bộ sách Chân trời sáng tạo sẽ là tài liệu hữu ích, thiết thực giúp GV mĩ thuật có thể chủ động, linh hoạt trong tổ chức dạy học để mang đến cho các con học sinh những tiết học đầy màu sắc, thú vị và bổ ích.

      Việt Cường - Ban truyền thông trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc


    Đánh giá:
    Tổng số điểm của bài viết là: 0/5 trong 0 đánh giá
    Chia sẻ: