Trang chủ Hoạt động đoàn thể Hoạt động công đoàn

Hội thảo “Trường học hạnh phúc” - thay đổi từ tư duy đến hành động

17/01/2022

Trên cơ sở mục tiêu tăng cường nhận thức, hiểu biết của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong ngành, thực hiện nhiệm vụ năm học 2021 – 2022, chiều ngày 17/01/2022, dưới sự tổ chức của PGD quận Ba Đình phối hợp với Công ty cổ phần Atlantic Five Star English và học viện Eurasia thuộc Hiệp hội Eurasia, Ban giám hiệu, Chủ tịch công đoàn và giáo viên Tiếng Anh trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc cùng các trường trên địa bàn quận đã cùng tham gia hội thảo “Trường học hạnh phúc”.

Mở đầu hội thảo, đồng chí Lê Đức Thuận – Trưởng phòng GDĐT quận đã phát biểu khai mạc, định hướng hội thảo. Ngay sau đó Giáo sư Hà Vĩnh Thọ - Nguyên Giám đốc chương trình Trung tâm Hạnh phúc quốc gia của Bhutan – người sáng lập tổ chức NGO (Eurasia Learning Institute) đã có phần thuyết giảng về nội dung của Hội thảo.

Đ/c Lê Đức Thuận – Trưởng phòng GDĐT quận đã phát biểu khai mạc, định hướng hội thảo.

Giáo sư Hà Vĩnh Thọ - Nguyên Giám đốc chương trình Trung tâm Hạnh phúc quốc gia của Bhutan – người sáng lập tổ chức NGO (Eurasia Learning Institute)

Hội nghị diễn ra trong 3 giờ, GS. Hà Vĩnh Thọ đã trình bày về ba vấn đề chính: 

Những nhu cầu cơ bản của trẻ em, Nền tảng của trường học hạnh phúc và Dự án Trường học hạnh phúc tại Việt Nam.

GS Hà Vĩnh Thọ có phần trình bày về “Trường học hạnh phúc”

Trong phần mở đầu, GS. Hà Vĩnh Thọ đã nêu ra 3 nhu cầu cơ bản của trẻ đó là:

1. An toàn cảm xúc; 2. Cơ hội phát triển, 3. Sự chấp nhận của xã hội.

Ba nhu cầu cơ bản của trẻ em

Sự chêch lệch khác nhau về nhu cầu cơ bản của từng trẻ

Với phần trình bày về các nền tảng của trường học hạnh phúc, GS Hà Vĩnh Thọ đã nêu ra 6 nền tảng của trường học hạnh phúc:

1. Báo cáo của UNESCO;

2. Tổng hạnh phúc quốc gia (GNH) trong giáo dục;

3. Chương trình giáo dục sự quan tâm;

4. Giáo dục cảm xúc – xã hội (SEL);

5. Sự chú tâm trong giáo dục;

6. Giáo dục hướng đến phát triền bền vững – UNESCO 2019.

Nền tảng thứ nhất của Trường học hạnh phúc dựa trên báo cáo của UNESCO tại Thái Lan nơi đã phân tích toàn bộ hệ thống giáo dục các nước có nền học thuật nổi bật ở Châu Á.

Giới thiệu tổng quan về chương trình “Tổng hạnh phúc quốc gia trong giáo dục” – Trẻ em không chỉ tiếp nhận về mặt học thuật mà còn cần tiếp cận những nội dung bao quát hơn chứ không chỉ là học thuật thuần túy.

Nghiên cứu chương trình giáo dục sự quan tâm đi sâu vào hai yếu tố an toàn về mặt cảm xúc và sự chấp nhận về mặt xã hội.

Kĩ năng cảm xúc – xã hội bao gồm 5 yếu tố là: tự nhận thức cảm xúc, tự quản lý cảm xúc, nhận thức xã hội, kĩ năng về các mối quan hệ và quyết định có trách nhiệm. 

Nền tảng thứ năm đó  là lợi ích của sự “chú tâm”  lên cả mặt thể lý và tâm lý.

Nền tảng cuối cùng là giáo dục hướng đến phát triển bền vững – Giáo dục nhận thức sinh thái

Dự án “Trường học Hạnh phúc ở Việt Nam” (Happy School in Vietnam) chính thức được triển khai từ tháng 4/2018 tại 06 trường học ở Huế nhằm ứng dụng các phương pháp thực hành kỹ năng hạnh phúc cho các cơ sở giáo dục từ bậc mầm non đến phổ thông. Chương trình đào tạo được lấy cảm hứng từ mô hình Happy School của UNESCO, ứng dụng phương pháp “Học tập cảm xúc và xã hội” của thế giới (Social and Emotional Learning) và được thiết kế bởi GS. Hà Vĩnh Thọ.

Dự án “Trường học hạnh phúc” tại Huế nhận được nhiều phản hổi tích cực từ giáo viên, phụ huynh và học sinh.

Ba lĩnh vực chính của sự phát triển phản chiếu ba thành tố của sự quan tâm.

Sau khi lắng nghe 3 nội dung do GS. Hà Vĩnh Thọ thuyết giảng, các giáo viên tại các trường trên địa bàn quận Ba Đình đã đưa các câu hỏi, thắc mắc và đã nhận được sự giải đáp tỉ mỉ từ GS. Hà Vĩnh Thọ.

GS. Hà Vĩnh Thọ giả đáp các câu hỏi, thắc mắc của các giáo viên tham dự hội thảo.

Thông qua hội thảo, BGH và giáo viên các trường đã nhận thức và hiểu hơn về thông điệp của “Trường học hạnh phúc”.

“Trách nhiệm của trường học không chỉ là phát triển về mặt tri thức cho người học mà còn phát triển một cách đầy đủ cho họ về tự nhận thức cảm xúc của bản thân và xã hội, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục trong Nhà trường, thực hiện thông điệp và truyền đi những tín hiệu tích cực, thể hiện nỗ lực không ngừng đổi mới để đáp ứng tốt hơn những yêu cầu, đòi hỏi mà xã hội, đất nước đang đặt ra.

Hồng Liên - Ban truyền thông trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc


Đánh giá:
Tổng số điểm của bài viết là: 0/5 trong 0 đánh giá
Chia sẻ: